0938.770.432

Chuyển động ngành cơ điện ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng bùng nổ dân số. Mật độ dân số của nước ta ngày càng cao, nhất là tại các đô thị lớn. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, dân số thành thị của nước ta sẽ đạt gần 56 triệu người vào năm 2050, mức độ đô thị hóa đạt 54%, cao hơn hầu hết các quốc gia đang phát triển. Đi đôi với thực trạng này, ngày càng nhiều công trình lớn được đầu tư xây dựng. Trong một dự án như thế, thường có hai phần chính: Phần xây dựng (Kết cấu và hoàn thiện) và Phần Cơ Điện (M&E – Mechanical & Electrical) chiếm khoảng 30-50% tổng khối lượng dự án. Như thế, hoạt động kinh doanh Cơ điện là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế và có mối quan hệ mật thiết với ngành xây dựng, cụ thể trong đó là các mảng đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại và công nghiệp, đầu tư phát triển bất động sản bởi có liên quan đến hoạt động thi công công trình. Có thể thấy rằng, đây là ngành kinh doanh mang tính đặc thù riêng và được đánh giá là nhiều tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức.

M&E là viết tắt của Mechanical & Electrical (hiểu theo tiếng việt nghĩa là Cơ khí & Điện người ta thường viết tắt là ngành kỹ sư Cơ điện).

Hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:

  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC).
  • Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S).
  • Phần Điện ( Electrical).
  • Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting).

Trong 4 hạng mục trên thì phần Điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E (Tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70,80%). Phần Điện lại chia thành Điện nặng và Điện nhẹ.

Điện nặng bao gồm: 

  • Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR).
  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply (bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…).
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting.
  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet.
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency).
  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system).
  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa).

Điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system.
  • Hệ thống điện thoại: Telephone system.
  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system.
  • Hệ thống PA ( public address system) ….

Phần Cơ gồm ba hạng mục còn lại. Đây là bộ phận thi công lâu và khó khăn hơn nhiều so với phần Điện, đòi hỏi nhà thầu thi công cần phải có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn để thiết kế và thi công sao cho hợp lý nhất và tiết kiệm chi phí nhất mà vẫn đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của công trình.